Dầu phộng nguyên chất được ép trực tiếp từ hạt đậu phộng là một loại dầu ăn phổ biến ở các tỉnh miền Trung vì lợi ích nó mang lại.Hằng năm, cứ mỗi mùa đậu phộng về là mọi gia đình ở nông thôn thường mang một ít đậu phộng trồng được đem ép lấy dầu để tích trữ ăn dần.
Trong hột đậu phộng có nhiều dầu từ 45 đến 50%, có hai loại đậu phộng dùng để ép dầu: đậu phộng còn vỏ và đậu phộng bóc vỏ. Đậu phộng còn vỏ dùng để ép dầu dùng trong công nghiệp. Đậu phộng bóc vỏ dùng để ép dầu làm dầu ăn.Để giúp bạn hiểu rõ hơn về cách làm dầu đậu phộng thì sau đây mình sẽ trình bày phương pháp làm dầu đậu phộng nguyên chất từ những hạt đậu phộng được chọn lọc kỹ càng.
- Lấy (bóc) vỏ:
Muốn lấy vỏ đậu thì người ta dùng cối xay để xay cho dập vỏ, hoặc cho đậu phộng vào bao bố mà đập cho nát vỏ rồi lấy quạt mà quạt như quạt lúa để loại hết vỏ đi. Ngày nay đã có máy xay vỏ đậu phộng nên công đoạn tách vỏ đã đỡ vất vả hơn nhiều.
- Ép dầu:
Trước khi ép dầu, người ta đem xay cho nát hạt đậu phộng. Dầu đậu phộng để ăn thì ép nguội để lấy 25% dầu. Còn lại 25% dầu trong xác dầu, vì vậy phải đep xác dầu hấp cách thủy cho nóng để ép lại.
Sau khi bỏ vỏ, đậu phộng được rang sơ qua cho dầu chảy ra, rồi bỏ vào cối giã cho nát xong rồi dồn vô trong bao bố hay bao đay, tre có lót rơm mà sắp vào bộng để ép. Một đầu bộng thì bịt kín, một đầu để trống để dồn bao đựng đậu. Sau khi cho hết bao đậu vào rạch bộng rồi thì đậy bao cuối cùng bằng một miếng cây tròn như cái đĩa, đoạn lấy nọng bằng cây mà chêm dài theo rạch rỗng của bộng cho tới miệng. Lấy vồ hay búa mà chêm. Càng chêm nhiều chừng nào, dầu sẽ chảy ra nhiều chừng ấy. Chêm mãi bao giờ không thấy dầu chảy ra thì thôi. Có thể hấp xác đậu mà ép lần thứ hai để lấy thêm dầu nữa. Ép bằng bộng cây thì lấy được 25% dầu mà thôi. Nếu dùng máy ép bằng sức nước, sức dầu mà ép thì sẽ mau hơn và lấy được nhiều dầu hơn, khoảng 32-35%. Dầu ép xong cần phải lọc và khử chua, khử mùi cho đỡ hôi.
- Khử mùi hôi trong dầu:
Muốn khử hết mùi hôi của dầu đậu phộng thì cho một nửa phần nước sôi vào dầu, đoạn cứ tiếp tục đun dầu với nước cho sôi. Lấy gậy khuấy luôn tay để dầu được quyện với nước. Màu xanh cũng như mùi hôi của dầu thôi sang nước hết. Sau đó bỏ ra ngoài lửa, để yên, dầu nhẹ sẽ nổi lên trên còn nước ở phía dưới. Đem gạn nước đi rồi đun sôi cho phần nước còn sót lại bốc hơi hết. Dầu đậu phộng nguyên chất được tinh chế như trên sẽ trong, không bị lẫn tạp chất và giữ được hàm lượng dinh dưỡng cao từ hạt đậu phộng ép ban đầu.
Dầu phộng nguyên chất sẽ có màu vàng trong suốt, khi đưa lên mũi thì có mùi đặc trưng của đậu phộng. Bạn có thể tham khảo bài viết sau để phân biệt được loại dầu phộng.
Nguồn tham khảo:
Dầu Lạc Nguyên Chất TV - Dầu đậu phộng
http://dauandauphong.blogspot.com/2015/05/cach-lam-dau-dau-phong.html
https://dngfood.wordpress.com/
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét